Nhà sản xuất

Giá bán

Tin công nghệ

Cách lấy mũi ta rô bị gãy ra khỏi phôi?

Nguyên nhân gãy mũi ta rô và cách lấy mũi ta rô gãy.

Khi gia công cơ khí việc tạo ren hay còn gọi chung là ta rô tạo ren là việc thường xuyên phải làm . Nhưng việc gãy mũi khi làm ren rất hay xảy ra bởi nhiều lí do như gá phôi để ta rô không vuông góc 90 độ với mũi ta rô , điều chỉnh tốc độ không phù hợp khi ta rô bằng máy , thiếu chất bôi trơn , kẹt phôi ( đối với mũi ta rô ren ngang ) , khoan lỗ không đúng bước răng…..
Việc gãy mũi là không thể tránh khỏi vậy làm thế nào để lấy đầu mũi ta rô bị gãy ra khỏi lỗ để tránh trường hợp phải vứt phôi đặc biệt với nhưng phôi nhều chi tiết có giá trị cao , sau đây là những cách tháo đầu mũi ta rô bị gãy ra khỏi lỗ.

Sử dụng máy bắn điện (EDM) bắn vỡ mũi taro.

Phương pháp này chỉ phù hợp với xưởng có máy EDM và chi tiết có thể gá đặt. Hiện nay thị trường cũng có máy bắn điện mini chuyên dụng để phá taro chúng ta có thểm xem video phía dưới. Thường cách này phổ biến trong các công ty gia công khuôn mẫu, gia công cơ khí chính xác. Nhược điểm của phương pháp là thời gian chờ khá lâu nhưng lại phù hợp cho những mũi ta rô nhỏ như M1 , M2 ,M3.

 

Sử dụng máy hàn TIG

Cách này mục đích là hàn đắp vật liệu vào phần gãy của mũi taro, tạo phần phôi lòi ra ngoài sau đó dùng kìm chết vặn nó ra thế là xong . Nhược điểm của phương pháp này là nhiệt sinh ra khi hàn có thể làm biến dạng phôi nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nên nó chỉ phù hợp khi lấy mũi ta rô loại lớn hoặc phôi ít có giá trị ,có thể xem thêm video bên dưới.

Sử dụng đột đục phá mũi gãy.

Mũi taro có ưu điểm là cứng nhưng nhược điểm là giòn . Cách này là dùng đột mũi nhọn đột từng chút một cho mũi vỡ ra nhưng rất lâu vì mũi ta rô thương rất cứng đây là cách thường không được khuyến khích vì rất mất thời gian mà khi đột còn làm biến dạng phôi.

Sử dụng máy mài tốc độ cao

Chúng ta dùng máy mài tốc độ cao gắn mũi mài hợp kim , đá mài nhỏ mài từ từ cho đến khi đầu mũi ta rô mòn hết.Phương pháp này đòi hỏi phải có máy mài khí nén hoặc chạy điện.

Sử dụng Axit mài mòn.

Mũi taro có cấu tạo là thép HSS, có thành phần carbon 0,7-1,5% . Vì vậy chúng ta chọn loại axit chỉ ăn mòn mũi taro mà không làm ảnh hưởng tới phôi , nhỏ vào chỗ taro bị gãy rồi chờ a xít mài mòn đầu gãy nhưng có những nhược điểm như.Nó sẽ để lại vế ố rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cục phôi , nó chỉ áp dụng được với vài vật liệu không bị ăn mòn bởi axit như nhôm,Inconel, Inox xịn..

Sử dụng mũi khoan hợp kim.

Cách này khá dể làm , chúng ta dùng mũi khoan nhỏ tới lớn khoan chính giữa mũi ta rô bị gãy , phá mũi ta rô ra cho đến khi còn 1 xíu mũi còn lại là được.

Sử dụng mũi phay cầu chuyên dụng.

Ưu điểm của loại mũi này là nhanh , tiện lợi nhưng giá thành mũi rất cao.

Ngoài những điều nêu trên thì còn khá nhiều phương pháp nữa như dùng mũi ta rô ren ngược tháo nhưng giá mũi tháo ren ngược tốt cũng rất cao , trên thị trường có bán nhiều nhưng phần lớn là mũi lại mềm hơn mũi ta rô cần tháo . Chúng ta lựa chon phương pháp phù hợp và nhanh nhất để tháo mũi ta rô gãy ra tránh trương hợp phải vứt bỏ phôi. Tuy nhiên phương pháp tốt nhất vẫn là ta rô đúng cách và chon loại máy ta rô phù hợp như máy chuyên ta rô lỗ sâu có chế độ tự động đảo chiều liên tục thì mũi ta rô rất khó gãy và tiết kiệm được

Back to Top